Ảnh hưởng Ba chương ước pháp

Lưu Bang ban hành ba chương quy ước với dân chúng là xuất phát từ tâm trạng thù hận của họ đối với hình phạt nghiêm khắc tàn khốc của vương triều Tần, mục đích là tranh thủ lòng dân, đồng thời cũng có lợi trong việc tranh bá với Hạng Vũ.[4] Đương nhiên đây chỉ là kế sách và biện pháp tạm thời áp dụng trong tình thế nhà Hán chưa thống nhất toàn quốc.[2] Phải đợi đến khi Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ ở Cai Hạ, nắm giữ toàn thiên hạ, theo đà phát triển của chính trị kinh tế trong nước, mới dần dần áp dụng luật Tần trong xét xử tư pháp, đồng thời cũng căn cứ vào yêu cầu của đấu tranh mà xây dựng luật mới.[2]

Sau đó, trong sử sách Trung Quốc, "ba chương ước pháp" cũng được sử dụng để thể hiện các biện pháp giảm nhẹ hình phạt và quản chế của chính phủ, và "ba" đã trở thành một thuật ngữ chung. Ví dụ, thuật ngữ này từng được ghi lại trong Tấn thư quyển 112, tải ký 12, Tống thư quyển 74, liệt truyện 34 và Nam Tề thư quyển 24, liệt truyện 5.

"Ước pháp" cũng có nghĩa là bộ luật cơ bản mà chính phủ đã hứa với người dân. Vào thời kỳ đầu thành lập Trung Hoa Dân Quốc, nhiều văn bản hiến pháp được gọi là "ước pháp", chẳng hạn như Trung Hoa Dân Quốc lâm thời ước pháp.

"Thông cáo Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc" do Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành vào tháng 4 năm 1949 cũng có tám chương ước pháp.

Liên quan